Chứng ngưng thở khi ngủ: Liệu bạn có đang mắc phải ?
Ngưng thở trong khi đang ngủ, nhiều bạn chắc còn chưa hình
dung ra tại sao lại có thể như vậy được. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây hoàn
toàn là 1 điều có thật và nó đang xảy ra. Tin tôi đi bạn sẽ hơi bị sốc khi nghe
qua hội chứng kì lạ này.
Căn bệnh này có nguy hiểm với chúng ta ?
Cách điều trị và phòng chống
Sleep Apnea
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì ?
Sleep Apnea hay còn
gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trạng thái rối loạn trong lúc
ngủ khiến cho việc hô hấp bị gián đoạn
trong 1 khoảng thời gian. Khi mệt mỏi bạn sẽ ngủ và có thể kèm theo những tiếng
ngáy, điều này có thể khiến bạn gặp hội chứng này, tất nhiên là tỷ lệ này là
rất thấp nhưng nó có khả năng xảy ra.
Biểu hiện của hội chứng này là bạn sẽ ngừng thở 1 lúc
khoảng 10 giây, tất nhiên điều này không khiến bạn “đi bán muối “ nhưng dẫn
việc lượng oxy trong máu sẽ bị suy giảm, khi lượng oxy bị giảm trong 1 khoảng
thời gian bạn sẽ thức giấc trong giấc ngủ ngắn và hoạt động hô hấp bình thường.
Các loại ngưng thở khi ngủ chủ yếu:
·
Ngưng thở do
tắt nghẽn: Các cơ ở cổ họng được thả lỏng là nguyên
nhân chính
·
Ngưng thở
trung ương: Thiếu oxy lên não sẽ làm cho tín hiệu từ não
suy giảm
·
Chứng phức hợp
ngưng thở khi ngủ: xảy ra khi bệnh
nhân bị ngưng thở do tắt nghẽn và trung ương.
Để biết rằng bạn có bị hội chứng trên hay không thì bạn
nên xem qua những triệu chứng của nó .
Căn bệnh này có nguy hiểm với chúng ta ?
Hội chứng Sleep Apnea là 1 căn bệnh mà bất cứ ai đều có
thể mắc phải, nó không nhằm vào 1 nhóm lứa tuổi hay khu vực nào cả. Điều này
xuất phát từ môi trường ngoại cảnh là nhiều.
Chưa có 1 nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân ,nhưng
phần trăm cao là do những nguyên nhân sau đây:
·
Đối với chứng
ngưng tắt nghẽn:
- Thừa cân,Béo
phì là 1 nguyên cho việc ngưng thở tắt nghẽn. Lưỡng mỡ thừa có thể cản các
luồng oxy đi vào cơ thể.
- Chu vi cổ: người có cổ dày hơn
thì đường hô hấp có thể sẽ hẹp hơn
- Nam giới có nguy cơ mắc hội
chứng này cao từ 2-3 so với phụ nữ. Nhưng khi vào thời kì mãn kinh, phụ nữ sẽ
tăng cân và tỷ lệ này sẽ lại tăng.
- Tuổi tác: ở người lớn tuổi việc mất các căn bệnh
là điều không thể tránh khỏi.
- Di truyền: Do di truyền từ những người trong huyết
thống đã tứng mắc bệnh
- Lạm dụng thuốc an thần hoặc rượu: những
chất này có tác dụng thả lỏng cơ trong cổ họng.
- Hút thuốc: Hút nhiều thuốc làm cho bạn gặp nhiều
bệnh
- Nghẹt mũi: nếu bạn đang bị nghẹt mũi, bạn có thể
mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắt nghẽn
·
Đối với chứng
ngưng thở trung ương
Một số tác nhân ảnh hưởng đến chứng bệnh ngừng thở khi ngủ
trung ương là do tuổi tác (người già và cao niên có nguy cơ hơn), nam giới có
nguy cơ cao hơn nữ giới, bị rối loạn tim mạch, sử dụng chất gây mê, gây nghiện,
đột quỵ,…
Ảnh hưởng của chứng ngưng thở là gì
Chứng ngừng thở khi ngủ thường bị xem nhẹ bởi nó khó phát
hiện và không ảnh hưởng quá nhiều đến nhịp sống hằng ngày của người bệnh. Nhưng
nếu để kéo dài thì nó sẽ dẫn tới 1 hệ quả khôn lường đấy.
·
Khiến bạn có
1 ngày mệt mỏi
Liên tục thức giấc sẽ khó để bạn trở lại ngay với giấc ngủ
trước khi lại thức giấc thêm 1 lần nữa. Điều này làm thời lượng giấc ngủ bị
giảm đi và làm ngắt quảng quá trình nghỉ ngơi của cơ thể. Dẫn tới sự khó chịu,
cáu gắt, mệt mỏi cả ngày.
Vì không thể tập trung vì cơ thể không ở trang thái bình
thường cho nên những công việc của bạn sẽ bị chậm trễ và bế tắc. Bạn có thể sẽ
cảm thất luôn nóng tính, buồn rầu hoặc chán nản. Đối với trẻ em thì điều này sẽ
thể hiện rõ rệt hơn khi chúng vận động và đi học.
·
Các vấn đề về tim mạch và hyết áp
Do ngưng thở làm cho lượng oxy nuôi cơ thể
giảm liên tục, làm tăng huyết áp và làm căng hệ thống tim mạch. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi.
Đột quỵ, suy tim cấp và loạn nhịp tim là những
điều đã xảy ra với 1 số trường hợp. Nếu người bệnh có vấn đề về tim, lượng oxy
trong máu thấp nhiều lần có thể dẫn đến tử vong.
·
Bệnh tiểu đường: chứng ngưng thở tăng cao nguy cơ biến
chứng kháng insulin và tiểu đường loại 2
·
Hội chứng chuyển hóa
Chứng rối loạn này bao gồm cao huyết áp, lượng
cholesterol bất thường, cao huyết đường và tăng vòng eo, dẫn tới nguy cơ cao về
bệnh tim.
·
Biến chứng với
thuốc và phẫu thuật
Thử hỏi khi bạn đang được các bác sĩ thực hiện 1 ca phẫu
thuật và được gây mê. Được 1 lúc thì bạn ngưng thở, đúng là 1 điều chẳng hay ho
tí nào phải không.
·
Vấn đề về
gan
Phỏng đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ ra sao ?
Đánh giá hội chứng ngừng thở khi ngủ thường là theo dõi
qua đêm tại trung tâm giấc ngủ về hô hấp và các chức năng cơ thể lúc ngủ. Bạn
có thể thử những cách sau:
·
Đo đa kí giấc ngủ đêm: các thiết bị được kết nối
với dụng cụ theo dõi tim, phổi và não, mô típ thở, cử động chân tay và lượng
oxy trong máu lúc ngủ.
·
Kiểm tra tại nhà: đo nhịp tim, lượng oxy trong
máu, mô típ hô hấp.
·
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đồng hò thông
minh hoặc vòng đeo theo dõi sức khỏe có tích hợp khả năng theo dõi giấc ngủ của bạn.
Nếu trên vòng đeo tay theo dõi sức khỏe của bạn có cả chức
năng đo SpO2 và nhận thấy chỉ số SpO2 có giá trị trung bình thấp hơn 90 – 95%
thì nên đến bác sĩ để được tư vấn kĩ càng hơn bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn
đang có triệu chứng của Sleep Apnea.
Cách điều trị và phòng chống
Sleep Apnea
Bạn có thể tự chăm sóc bản thân nhằm hạn chế các triệu chứng
của sleep apnea tại nhà. Hãy thử các cách dưới đây nhé:
·
Giảm
cân: như mình đã đề cập, béo phì là nguyên nhân khiến
đường không khí bị thu hẹp lại. Bạn nên ăn uống điều độ và thảo khảo những bài tập chạy bộ đi nhé.
·
Vận động thường
xuyên: tập thể dục thường xuyên làm cho cơ thể vận động,
khi ngủ sẽ dễ ngủ và không bị gián đoạn giấc ngủ
·
Không sử dụng
các chất kích thích hoặc gây khó ngủ: điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
·
Thay đổi tư
thế ngủ: không nên nằm 1 từ thế suốt quá trình ngủ,
hãy trở người để máu có thể lưu thông tốt hơn khi ngủ.
·
Không hút
thuốc
Hy vọng bài viết đã giải đáp được mọi thắc mắc của bạn về
căn bệnh Sleep Apnea này. Đừng xem hội chứng này là 1 trò đùa vì nó cỏ thể xảy
ra với bất cứ ai, thậm chí là nó đang tồn tại với ngay cả bạn luôn đấy hay cẩn
trọng và siêng tập thể dục nhé .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét